Bạn muốn “lấy lại vóc dáng”, “giảm cân” hay đơn giản là “khỏe mạnh”? Chắc chắn rồi, và ăn kiêng có lẽ là một phần trong kế hoạch của bạn.
Các chế độ ăn kiêng thường tuân theo một trong hai quy tắc: Một là hạn chế calo và hai là hạn chế các nhóm thực phẩm.
Chế độ ăn kiêng “có tác dụng” trong ngắn hạn vì bằng cách này hay cách khác, bạn đang giảm lượng ăn vào. Cho dù đó là thông qua việc đếm calo hoặc macro, giới hạn khoảng thời gian bạn có thể ăn, cắt giảm carbs hoặc đường, hoặc “loại bỏ” hoàn toàn chúng. Khi bạn ăn ít hơn, chắc chắn bạn sẽ giảm cân .
Thực nghiệm cho thấy rằng trong 6 tháng đầu tiên của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, đại đa số mọi người giảm khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể của họ.
Điều đó là rất tốt, nhưng có vài điều khác mà mọi người không nhắc đến.
(1) Bạn có ăn kiêng trong dài hạn?
80-95% người ăn kiêng được thống kê cho biết răng thời gian ăn kiêng của họ không lâu hơn 6 tháng.
Vậy sau 6 tháng thì như thế nào? 1 năm hay 2 năm nữa thì sao? Chúng ta thường bắt đầu kế hoạch ăn kiêng vào thời điểm đầu năm và lặp lại vào năm mới.
Hãy tưởng tượng bạn bước vào một cửa hàng để mua một thiết bị và người khác nói với bạn rằng có khả năng cao (80-95%) rằng thiết bị đó sẽ hỏng sau 6 tháng? Bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều.
(2) Chế độ ăn kiêng là yếu tố dự báo tăng cân lớn nhất.
Nghiêm túc! Ăn kiêng để giảm cân, nhưng thực ra chúng ta có nhiều khả năng sẽ làm bạn tăng cân sau mỗi chu kỳ.
Thực nghiệm, trong vòng 2-5 năm, đại đa số những người ăn kiêng đã tăng cân trở lại, và trong 2/3 trường hợp đó họ nặng hơn so với khi bắt đầu. Người ta gọi đây là hiệu ứng Yoyo, đi kèm với những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, bao gồm tăng mức cortisol và căng thẳng.
(3) Ngành công nghiệp ăn kiêng muốn bạn thất bại
Đó là cách tốt nhất để kiếm tiền – sự lặp lại.
Khi bạn bắt đầu ăn kiêng, giai đoạn đầu cân nặng của bạn giảm rõ rệt. Nhưng bạn sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nói đó là lỗi của bạn, bạn thiếu kỷ luật và ý chí.
Bạn cảm thấy tồi tệ và sẽ bắt đầu với một quy trình ăn kiêng mới, khẩu phần ăn mới, chế độ mới. Cái mới chắc chắn sẽ tốt hơn cái bạn đã làm.
Chù kỳ ăn kiêng lặp lại, và lỗi luôn nằm ở phía bạn nếu bạn thất bại.
Đó là một cách tốt để kiếm tiền, nhưng khủng khiếp đối với lòng tự trọng, giá trị bản thân và cảm giác thất bại của bạn.
(4) Chế độ ăn kiêng làm ảnh hưởng đến sinh học của bạn
Chế độ ăn kiêng làm bạn dễ cảm thấy đói hơn. Cơ thể bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để ngăn bạn giảm cân quá nhiều.
Một trong số đó là kích thích các hormone khiến bạn có cảm giác thèm ăn vô độ.
(5) Chế độ ăn kiêng là một yếu tố dự báo lớn về chứng rối loạn ăn uống
Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn kiêng tạo ra mối quan hệ tiêu cực với thực phẩm. Có một ranh giới giữa chế độ ăn kiêng và rối loạn ăn uống.
Nếu bạn kiểm tra kỹ các chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thấy rằng nhiều khuyến nghị bị xáo trộn – chẳng hạn như chế độ ăn ít calo (1200 calo ít hơn nhu cầu calo của trẻ mới biết đi) và nhịn ăn không liên tục.
Trên thực tế, nhiều khuyến cáo cho rằng chế độ ăn kiêng là tiền thân của chứng rối loạn ăn uống.
Mấu chốt ở đây là vì ăn kiêng không phải một thói quen dài hạn, nó là một hoạt động “ức chế” trong thời gian ngắn để bạn có thể giảm cân nhanh chóng. Mọi tác động nhanh chóng đến cơ thể đều dễ gây ra hệ lụy. Vậy, bạn có thể tự hỏi, nếu chế độ ăn kiêng hạn chế không có tác dụng và có hại cho sức khỏe của bạn, thay vào đó chúng ta có thể làm gì để “khỏe mạnh”?
Hãy bắt đầu cho mình những thói quen mới giúp bạn khỏe mạnh trong dài hạn:
– Ăn nhiều trái cây và rau quả (bao nhiêu trong khả năng ngân sách của bạn cho phép)
– Ngủ chất lượng tốt vào ban đêm (tốt nhất là 7-8 giờ mỗi đêm)
– Vận động cơ thể thường xuyên (không nhất thiết phải tập thể dục cường độ cao hoặc đổ nhiều mồ hôi, đi bộ đơn giản quanh khu nhà hoặc đứng trong khi trò chuyện điện thoại cũng có thể được coi là vận động).
Chúc bạn có một sức khỏe thật cường tráng!